Đài tưởng niệm chiến tranh lâu đời nhất thế giới từng được phát hiện
Một nhóm các nhà khảo cổ đã có phát hiện đáng chú ý về gò chôn cất hình kim tự tháp. Trong đó có chứa hài cốt của ít nhất 30 chiến binh ở Syria. Với niên đại khoảng 4.300 tuổi, đây có thể là đài tưởng niệm chiến tranh có tuổi đời lâu nhất thế giới được tìm thấy. Nơi này trông khá giống với kim tự tháp bậc thang Djoser ở Ai Cập. Ngoại trừ việc các lớp của đài tưởng niệm được xây dựng bằng đất và thạch cao thay vì bằng đá.
Ngày nay đài tưởng niệm này còn được gọi là “tượng đài trắng”. Cũng bởi vì dưới ánh Mặt Trời thạch cao giúp công trình sáng lên. Các chuyên gia đã nghiên cứu và nhận thấy đài tưởng niệm được xây dựng bên trên một công trình xây dựng khác. Những chuyên gia không thể nhận dạng được độ tuổi và giới tính của người chết. Nhóm nghiên cứuvẫn chưa rõ tại sao lại có một số đứa bé được đặt trong đài tưởng niệm chiến tranh.
Cùng gocnhinthoidai.com tìm hiểu về sự huyền bí của đài tưởng niệm “kim tự tháp” này nhé.
Nấm mồ “kim tự tháp” khổng lồ lâu đời nhất được phát hiện
Nấm mồ khổng lồ chứa hài cốt ít nhất 30 chiến binh ở Syria có thể là đài tưởng niệm chiến tranh lâu đời nhất từng được phát hiện.
Công trình có niên đại ít nhất 4.300 năm, nằm ở khu vực Tell Banat hiện nay đã ngập dưới nước. Đây cũng là ví dụ đầu tiên về một loại đài tưởng niệm đặc biệt được nhắc tới trong chữ khắc cổ đại từ vùng Lưỡng Hà, trong đó cơ thể của cả người địa phương và quân địch chất đống lên nhau.
Phát hiện mới hé lộ người cổ đại vinh danh những người hy sinh trong chiến đấu như chúng ta thời nay”, Anne Porter, giáo sư chuyên nghiên cứu nền văn minh Trung Đông ở Đại học Toronto, cho biết. “Chúng tôi không biết họ là người thắng hay thua trận. Chúng tôi chỉ biết những người đến từ Tell Banat mang thi thể người chết tới và chôn họ dưới nấm mồ khổng lồ có thể nhìn thấy từ khoảng cách hàng kilomet”.
Đài tưởng niệm trông hơi giống kim tự tháp bậc thang Djoser ở Ai Cập ngoại trừ các lớp của đài tưởng niệm xây từ đất và thạch cao thay vì đá. Theo kết quả nghiên cứu công bố hôm 28/12 trên tạp chí Antiquity. Những người dân trong vùng thời nay gọi nấm mồ là “tượng đài trắng”. Bởi thạch cao khiến công trình sáng lên dưới ánh Mặt Trời.
Lịch sử hình thành đài tưởng niệm cổ
Porter và đồng nghiệp Thomas McClelland khai quật di chỉ từ năm 1988 và 1999. Nhưng lúc đó họ không hiểu rõ mục đích xây dựng công trình. Họ tiến hành các đợt khai quật trước khi khu vực này bị ngập bởi dự án đập Tishreen. Hiện nay, nhóm chuyên gia cùng với các sinh viên cao học ở Đại học Toronto. Kiểm tra kỹ phát hiện và kết luận nhiều khả năng đó là nơi tưởng niệm chiến tranh. Họ cũng nhận thấy nơi tưởng niệm được xây bên trên một công trình khác.
Nhóm nghiên cứu có thể xác định hài cốt được hạ táng tỉ mỉ. Từng bộ xương người đặt vào hố theo các tầng của đài tưởng niệm. Hài cốt được xếp trực tiếp lên lớp đất, không có đồ vật che phủ hay ranh giới rõ ràng. Trong nhiều trường hợp, những chuyên gia không thể nhận dạng độ tuổi và giới tính của người chết. Họ có thể là nam giới trong độ tuổi từ trẻ 8 – 10 tuổi tới người trưởng thành. Nhóm nghiên cứu chưa rõ tại sao một số đứa trẻ được đặt trong đài tưởng niệm chiến tranh.
Vài người chết được chôn cùng với kunga, loài vật giống lừa chuyên kéo xe. Những binh lính đó có thể là phu xe. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy đạn nhỏ gần một số hài cốt. Người cổ đại thường dùng đạn bắn từ dây chun làm vũ khí. Loại đạn này có thể tượng trưng cho vai trò của người chết trong quân đội khi còn sống.
Cám ơn các bạn đã đón xem bài viết của cúng tôi.