đám mây

Đám mây khí tách biệt trong cụm thiên hà Abell 1367

3 phút, 38 giây để đọc.

Các nhà khoa học đang chưa rõ nguyên nhân khiến cho đám mây khí khổng lồ đang bị cô lập và lang thang giữa các thiên hà hiện nay. XMM Newton, là kính viễn vọng tia X đã hoạt động 22 năm qua của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA); đã chụp ảnh một đám mây khí bị tách biệt trong cụm thiên hà xa xôi có tên Abell 1367; Space hôm ngày 29/6 đưa tin.

Nhóm chuyên gia nghiên cứu của Đại học Alabama tại Huntsville; Mỹ, đã xử lý ảnh chụp đồng thời công bố nghiên cứu trong tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. Trong ảnh ta có thể thấy, vùng mây phát ra tia X có màu xanh lam và vùng khí ấm mang màu đỏ. Ở một số thiên hà của cụm Abell 1367 cũng có xuất hiện với màu trắng. Cùng gocnhinthoidai.com tìm hiểu về đám mây khổng lồ của cụm Abell 1367 này nhé.

Abell 1367

Abell 1367 hay Leo là một cụm trẻ chứa khoảng 70 thiên hà. nằm cách Trái Đất 300 triệu năm ánh sáng. Đám mây kỳ lạ trong cụm này lớn hơn cả dải Ngân Hà; và được Kính thiên văn Subaru của Nhật Bản phát hiện năm 2017. Nó đã gây khó hiểu cho các nhà thiên văn trong suốt 4 năm qua.

Abell 1367

Đám mây khổng lồ từng được quan sát dưới cả ánh sáng khả kiến lẫn tia X. Nó dường như đang lang thang giữa các thiên hà bên trong cụm Abell 1367. ESA nhận xét, việc nó tồn tại một cách độc lập rất đáng ngạc nhiên.

Các nhà khoa học chưa rõ đám mây khổng lồ bắt nguồn từ đâu; nhưng nhiều khả năng nó đã tách khỏi một thiên hà lớn trong cụm bằng cách nào đó. Họ cho rằng các phần của đám mây được gắn kết với nhau nhờ từ trường mạnh; giúp nó không bị lực hấp dẫn của vật chất xung quanh xé toạc.

Thiên hà chứa rất nhiều hành tinh; hệ sao, quần tinh và các loại đám mây liên sao. Ở giữa những thiên thể này là môi trường liên sao bao gồm khí; bụi và tia vũ trụ. Các lỗ đen siêu khối lượng nằm tại trung tâm của hầu hết các thiên hà. Chúng có thể là nguồn gốc cho những nhân thiên hà hoạt động được tìm thấy tại tâm ở một số thiên hà. Các nhà thiên văn cũng biết rằng tại tâm của Ngân Hà có ít nhất một trong những lỗ đen khổng lồ này.

Thiên hà là gì ?

Thiên hà là một hệ thống lớn các thiên thể và vật chất liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn; bao gồm sao, tàn dư sao, môi trường liên sao chứa khí; bụi vũ trụ và vật chất tối, một loại thành phần quan trọng nhưng chưa được hiểu rõ. Các thiên hà có nhiều đặc điểm đa dạng từ các thiên hà lùn chứa vài trăm triệu (108) sao đến những thiên hà khổng lồ chứa hàng trăm nghìn tỷ (1014) sao; mỗi ngôi sao đều quay quanh khối tâm của thiên hà chứa nó.

Thiên hà là gì ?

Vì lý do lịch sử mà thiên hà được phân loại theo hình dáng bề ngoài của chúng; thường được nhắc tới như là hình thái học biểu kiến của chúng. Một dạng thường gặp là thiên hà elip; mà hình dáng tổng thể của nó giống như hình elip (hay dạng khối elipsodid 3 chiều). Thiên hà xoắn ốc có dạng đĩa với những nhánh bụi xoắn ốc chứa các sao; và những thiên thể khác.

Những thiên hà có hình dạng bất thường được xếp thành thiên hà vô định hình; và phần lớn chúng có nguồn gốc từ sự hỗn loạn trong tương tác hấp dẫn với những thiên hà lân cận. Những tương tác kiểu này giữa các thiên hà gần nhau; mà cuối cùng dẫn đến sự sáp nhập giữa chúng; đôi khi có một ý nghĩa quan trọng làm tăng xác suất trong sự hình thành các ngôi sao dẫn tới khái niệm thiên hà bùng nổ sao. Các thiên hà nhỏ mà thiếu đi những cấu trúc đồng bộ cũng được xếp vào kiểu thiên hà vô định hình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.