Gấu nước – sinh vật bất tử của Trái Đất được phát hiện ở nơi bất thường
Gấu nước là sinh vật có sự sống mãnh liệt nhất mà các nhà khoa học đã vô tình phát hiện ra. Chúng thậm chí đã ở ngoài tàu vuc trụ của con người và sống ở trên bề mặt Mặt Trăng. Bởi chúng là sinh vật của Trái Đất nên đây là thông tin khiến các nhà khoa học rất kinh ngạc. Bởi năng lượng sống mãnh liệt từ loại sinh vật nhỏ bé này. Mới đây, trong một video được gửi về từ các vệ tinh bên ngoài Trái Đất, các nhà khoa học đã phát hiện ra một sinh vật đang di chuyển trên bề mặt Mặt Trời, nơi có nhiệt độ lên tới 6.000 K. Hầu hết tất cả các nhà khoa học đều cho rằng đây chỉ có thể là gấu nước – sinh vật bất tử duy nhất của Trái Đất.
Tìm hiểu về Tardigrada
Gấu nước là tên gọi phổ biến của ngành động vật Tardigrada, các sinh vật nhỏ bé, sống trong nước, thuộc nhóm các động vật có kích thước hiển vi có tám chân. Gấu nước thuộc về ngành Tardigrada, một phần của siêu ngành Ecdysozoa. Một nhóm cổ xưa, với hóa thạch được tìm thấy các đây 530 triệu năm trước, vào kỷ Cambri.
Chúng được mô tả lần đầu tiên bởi mục sư Johann August Ephraim Goeze năm 1773. Tên Tardigrada được đặt ba năm sau đó bởi nhà sinh vật học người Ý Lazzaro Spallanzani.
Johann August Ephraim Goeze ban đầu đặt tên cho Tardigrada là kleiner Wasserbär (nay là Bärtierchen), nghĩa là ‘gấu nước nhỏ’ trong tiếng Đức. Tên Tardigrada nghĩa là “bước chậm” được đặt bởi Lazzaro Spallanzani năm 1776. Tên gọi Gấu nước bắt nguồn từ hình dạng mập mạp và rất giống một con gấu tí hon của chúng trên kính hiển vi. Con trưởng thành lớn đạt chiều dài 1,5 mm (0,059 in), con nhỏ nhất dưới 0,1 mm. Con mới nở có thể nhỏ hơn 0,05 mm.
Tardigrade xuất hiện trên bề mặt Mặt Trời?
Tardigrade, sinh vật được cho là đã quá giang tàu vũ trụ Israel đến mặt trăng và sống sót. Tiếp tục bị nghi ngờ xuất hiện trên Mặt Trời sau một hình ảnh kỳ lạ từ NASA/ESA.
Bức ảnh được chụp bởi Solar Orbiter, tàu vũ trụ được NASA và ESA (Cơ quan Hàng Không Vũ trụ Mỹ và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Châu Âu) phóng lên quỹ đạo mặt trời. Trong bức ảnh, có thể thấy một đốm đen quái dị mang hình dạng y hệt tardigrade (bọ gấu nước), sinh vật được coi như “bất tử”, có thể sinh tồn ở bất kỳ điều kiện “địa ngục” nào trên Trái Đất cũng như hành tinh khác.
Trong một clip ngắn, được ESA đăng tải. Đốm đen tardigrade thậm chí trông như… đang bò trên bề mặt Mặt Trời.
Nghi vấn được đặt ra bởi tiến sĩ Jack Jenkins, từ Đại học Leuven (Bỉ). Ông đã đăng tải clip ngắn quay lại màn hình máy tính đang mở đoạn clip của ESA. Kèm biểu tượng người ngoài hành tinh. Tuy nhiên nhà khoa học này giải thích rõ ông không cho rằng Mặt Trời có sự sống. Mà nghĩ những sinh vật “bất tử” của Trái Đất đã quá giang tàu Solar Orbiter.
Đại diện NASA đã bác bỏ thông tin trên
Tuy nhiên đại diện của NASA/ESA, tiến sĩ David Berghmans. Một trong các nhà nghiên cứu chính của dự án. Kiêm Trưởng phòng Dịch vụ khoa học Trung tâm Phân tích dữ liệu ảnh hưởng năng lượng Mặt Trời. Đài thiên văn hoàng gia Bỉ, khẳng định rằng không có khả năng này. Đó đơn giản chỉ là một đốm đen. Một lỗ hổng trong hình ảnh mà họ nghi ngờ là do khiếm khuyết trong thiết bị dò.
Trong đoạn clip, hình ảnh ban đầu hơi run – điều bình thường khi được quay từ xa bởi một tàu vũ trụ đang chiến đấu với thế giới đầy bão tố gần Mặt Trời – nên tưởng chừng như “sinh vật lạ” đang bò lổm ngổm trên bề mặt. Nhóm nghiên cứu đang kiểm tra lại để khắc phục lỗi nói trên.
Trước đó, vào tháng 4-2019, tàu thăm dò mặt trăng Beresheet của Israel. Được cho là đã làm rơi khoảng vài ngàn con tardigrade trên thiên thể này. Chưa có ai kiểm chứng chúng còn sống hay không. Nhưng do tardigrade đã từng được tìm thấy ở những nơi khó sống còn hơn mặt trăng ở ngay trên Trái Đất. Các nhà khoa học tin rằng chúng đã biến mặt trăng thành thuộc địa. Thậm chí, giới khoa học còn đang xem xét việc đưa một số gene tardigrade vào các phi hành gia trong tương lai. Để họ có thể đến các hành tinh khác thực hiện sứ mệnh khoa học một cách an toàn.