Phát hiện hóa thạch sinh vật kỳ dị tồn tại ở siêu lục địa đã mất Pangaea

Phát hiện hóa thạch sinh vật kỳ dị ở siêu lục địa đã mất Pangaea

4 phút, 6 giây để đọc.

Việc phát hiện những sinh vật cổ xưa chưa bao giờ làm các nhà khoa học hết được sự bất ngờ khi mà mỗi loại được phát hiện ra, họ lại tìm ra được những bí ẩn và đặc điểm mới của các lục địa thời xưa. Theo đó, họ cũng đã đầu tư nghiên cứu rất nhiều về siêu lục địa được gọi là Pangaea. Và sống ở trên siêu lục địa này gồm rất nhiều những sinh vật cổ xưa mà các nhà khoa học đã tìm ra. Một trong số đó là hóa thạch của sinh vật kỳ dị được đặt tên Lystrosaurus lai giữa heo và khủng long từng là bá chủ ở vùng đất Nam Cực cổ đại. Cùng tìm hiểu về sinh vật này qua bài viết dưới đây nhé.

Pangaea là gì?

Pangaea (từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “toàn bộ đất đai”) được Bách khoa Toàn thư Việt Nam gọi là Toàn Lục Địa, là siêu lục địa đã từng tồn tại trong đại Trung Sinh (Mesozoic) thuộc liên đại Hiển Sinh, trước khi quá trình trôi dạt lục địa tách nó ra thành các lục địa. Tên gọi này được Alfred Wegener đặt năm 1915. Khi các lục địa lần đầu tiên tạo ra Pangaea khoảng 300 triệu năm trước, các dãy núi đã bắt đầu hình thành, và một số dãy núi vẫn còn tồn tại đến ngày nay, chẳng hạn như các dãy núi Appalaches, Atlas, và Ural. Phần đại dương bao quanh Pangaea có tên gọi là Panthalassa. Pangaea vỡ ra khoảng 200 triệu năm trước.

Pangaea là gì?

Pangaea là vùng đất có dạng hình chữ C, trải rộng ngang qua đường xích đạo. Phần chứa nước trong lòng chữ “C” có tên gọi là biển Tethys. Vì Pangaea rất rộng lớn, nên khí hậu sâu trong đất liền rất là khô vì thiếu mưa. Do là một lục địa rộng lớn nên các loài động vật trên đất liền tự do di cư theo mọi hướng từ cực Nam tới cực Bắc và ngược lại.

Phát hiện sinh vật kỳ dị ở Nam Cực

Một sinh vật hết sức kỳ dị vừa được khai quật ở Nam Cực. Được xác định là quái thú của siêu lục địa đã mất Pangaea. Sinh vật được đặt tên Lystrosaurus. Trông như sự pha trộn quái dị của nhiều sinh vật thời kỳ sau. Nó có nhiều đặc điểm của thằn lằn hay khủng long, nhưng ục ịch như những con heo và lại có cặp ngà ngắn.

Theo tiến sĩ Megan Whitney từ Đại học Harvard (Mỹ), nhóm của cô đã khai quật được hóa thạch lạ lùng này từ năm 2017. Kết quả nghiên cứu trong những năm qua đã tái hiện bức tranh trọn vẹn về con vật kỳ lạ.

Lystrosaurus là người họ hàng lâu đời của rất nhiều động vật có vú ở Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, châu Phi và Nam Cực ngày nay. Nó lang thang trên địa cầu tận 250 triệu năm về trước. Tức đầu kỷ Tam Điệp, trước cả khi loài khủng long xuất hiện trên Trái Đất. Khi đó, mảnh đất nay là Nam Cực vẫn là một phần của siêu lục địa Pangaea.

“Quái vật” kỷ Tam Điệp

Kết quả phân tích một mẩu ngà của sinh vật kỳ dị cho thấy nó đã vượt qua những đêm tối mùa đông. Kéo dài hàng tháng trời ở miền đất khắc nghiệt này bằng cách ngủ đông. Đây là phát hiện thú vị, vì trước đây giới cổ sinh vật học tin rằng tập tính ngủ đông ra đời sớm nhất ở loài khủng long. Giai đoạn ngủ đông, cơ thể giảm sự trao đổi chất và nhiệt độ đến cực điểm. Nên sẽ để lại “dấu vết căng thẳng” trên ngà hay răng.

"Quái vật" kỷ Tam Điệp

Bài công bố trên Communications Biology cũng cho biết sinh vật này rất to lớn. Giống như hầu hết “quái vật” của Trái Đất kỷ Tam Điệp. Chiều dài trung bình của nó là hơn 2,4 m. Hai chiếc ngà ngắn giúp nó có thể đào được các loại rễ, củ để làm thức ăn.

Nghiên cứu cũng cho thấy thời điểm mà Lystrosaurus sinh ra trên Trái Đất. Là trước sự kiện Đại tuyệt chủng cuối kỷ Permi (252 triệu năm về trước, được cho là do chuỗi vụ nổ sao – siêu tân tinh – làm Trái Đất bị tắm trong bức xạ chết chóc). Việc một sinh vật đồ sộ như vậy có thể sống tốt qua thảm họa rất đáng ngạc nhiên. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục làm việc với sinh vật dị hình này.

Các cuộc nghiên cứu đã tìm ra 6 mẫu vật ở Nam Cực và 4 mẫu vật ở Nam Phi. Nhưng chỉ những con ở Nam Cực có dấu vết rõ ràng của sự ngủ đông.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.