Phát hiện sinh vật mới dưới độ sâu hơn 900 mét ở Nam Cực

Phát hiện sinh vật mới dưới độ sâu hơn 900 mét ở Nam Cực

4 phút, 4 giây để đọc.

Nam Cực là nơi lạnh nhất trên thế giới khi mà nhiệt độ trung bình ở đây cực kỳ thấp, khoảng −63 °C. Ở đây tồn tại những lớp băng vĩnh cửu dày hơn 900m với đúng như tên gọi của nó, nó sẽ tồn tại mãi mãi. Ở một nơi như vậy với nhiệt độ cực kỳ thấp khi ở trong lòng của lớp băng này. Thế nhưng đã có những dạng sống được tìm thấy tại đây. Không nhiều nhưng cũng đủ chứng minh được vẫn có sự sống sâu dưới lớp băng này vĩnh cửu ở Nam Cực. Mới đây, các nhà khoa học đã vô cùng bất ngờ khi họ vô tình tìm được sinh vật sống mới ở sâu dưới lớp băng này. Đây chắc chắn là một phát hiện cực kỳ quan trọng của các nhà nghiên cứu về sinh vật học.

Tìm hiểu về Nam Cực

Nam Cực hay Cực Nam Địa lý là điểm có vĩ độ bằng -90 độ trên Trái Đất. Nó là điểm cực nam trên bề mặt Trái Đất và nằm ở phía đối diện với Bắc Cực. Không có điểm nào trên Trái Đất nằm ở phía Nam của Nam Cực và không có quốc gia thuộc Nam Cực.

Tìm hiểu về Nam Cực

Nam Cực là điểm giao nhau giữa trục tự quay và bề mặt phía nam của Trái Đất. Nam cực khác với cực từ nam (là điểm mà mọi đầu nam của kim nam châm trong la bàn đặt nơi khác đều hướng về. Và tại cực từ thì kim la bàn hướng theo phương vuông góc với mặt đất. Có tọa độ là 64°31′48″N 137°51′36″Đ) do sự lệch nhau giữa trục quay và trục từ của Trái Đất. Nam cực được xác định tại điểm có độ cao 2800m so với mực nước biển trung bình. Tại điểm đặt Trạm Nam Cực Amundsen-Scott của Hoa Kỳ. Được thành lập năm 1956 và luôn có người đồn trú từ đó đến nay…

Phát hiện sinh vật mới ở đáy biển Nam Cực

Trong quá trình nghiên cứu đáy biển Nam Cực bằng cách khoan xuyên lớp băng vĩnh cửu dày 900 mét. Các nhà khoa học đã bị sốc khi vùng nước bấy lâu được cho là “tử địa” lại đầy sinh vật lạ.

Nhóm tác giả từ Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh Quốc (BAS) đã đưa một chiếc máy ảnh đặc biệt xuống lỗ khoan, và thứ đầu tiên họ nhìn thấy là 1 loài bọt biển ăn lọc và một sinh vật có thân hình không xác định. Gắn vào một tảng đá dưới đáy đại dương.

Trước đó, khu vực này được coi là một vùng chết. Bởi hoàn toàn không tồn tại bất kỳ điều kiện gì để sinh vật Trái Đất sinh tồn. Vùng nước này có nhiệt độ -2,2 độ C. Hoàn toàn đen kịt và không hề có nguồn thức ăn nào để sinh tồn.

Nói trên Daily Mail, các nhà khoa học mô tả đó là một trong các khu vực chưa được khám phá cuối cùng trên hành tinh. Nó là một hầm mộ băng khổng lồ và chết chóc rộng hơn 1,5 triệu km vuông. Lớn hơn cả Anh, Đức, Tây Ban Nha và Ý cộng lại. Được che giấu dưới một pháo đài băng vĩnh cửu.

Thức ăn của loài sinh vật này vẫn là một bí ẩn

Nhà sinh vật học Huw Griffths, tác giả chính của nghiên cứu cho biết phát hiện này là một “tai nạn đầy may mắn”. Họ đang cố tìm hiểu về thế giới chết, họ lại phát hiện ra sự sống. “Khám phá của chúng tôi đặt ra rất nhiều câu hỏi hơn câu trả lời: Làm sao chúng đến được đó? Chúng ăn gì? Chúng đã ở đó bao lâu? Mức độ phổ biến của các dạng sống tương tự? Các loài này có giống các loài chúng ta từng biết, trú ngụ ở các thềm băng hay không hay là loài mới? Chúng sẽ ra sao nếu thềm băng sụp đổ?” – tiến sĩ Griffths nói.

Thức ăn của loài sinh vật này vẫn là một bí ẩn

Các quan sát ban đầu cho thấy các sinh vật lạ này là loài “ăn lọc”, tức lọc chất dinh dưỡng từ nước. Nhưng thứ chất dinh dưỡng gì có thể tồn tại ở điều kiện đó lại là một bí ẩn lớn.

Theo bài công bố mới đây trên tạp chí Frontiers in Marine Science. Bước nghiên cứu tiếp theo sẽ là… tìm cách tiếp cận được các sinh vật này nhiều hơn một hình ảnh. Đó là một thế giới tách biệt ở độ sâu 900 mét so với bề mặt băng. Và điểm tiếp cận cách xa đến 260 km kể từ vị trí tàu của nhóm nghiên cứu. Nơi đặt phòng thí nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.