Sự thật về hiện tượng tự chỉnh sửa gene ở mực và bạch tuộc

Sự thật về hiện tượng tự chỉnh sửa gene ở mực và bạch tuộc

3 phút, 48 giây để đọc.

Bạch tuộc và mực được mọi người biết tới là những loài động vật thông minh nhất trên trái đất. Thậm chí trong một số thí nghiệm, người ta đã nhốt bạch tuộc vào lọ và đóng nắp lại. Không mất nhiều thời gian, bạch tuộc đã ngay lập tức có thể thoát ra ngoài bằng cách mở nắp của cái lọ đang nhốt chúng. Qua thí nghiệp đó ta có thể dễ dàng nhận ra bạch tuộc và họ hàng của nó là mực đều có được sự tư duy nhất định. Mới đây các nhà khoa học lại có một phát hiện mới về hai loại sinh vật này. Đó là bạch tuộc và mực có thể tự chỉnh sửa nguồn gene của mình, một việc tưởng chừng như vô lý nhưng lại là sự thật ở loài này.

Chỉnh sửa gene ở người là gì?

Trong vài năm gần đây, một tiến bộ rất quan trọng trong công nghệ di truyền là sự ra đời của công cụ có tên là CRISPR-Cas9. Sự tiến bộ này được xem là một cuộc “cách mạng” trong sinh học. Công cụ này, nói nôm na, cho phép nhà khoa học chỉnh sửa gene.

Chỉnh sửa gene ở người là gì?

Hai chữ “chỉnh sửa” ở đây hiểu đúng theo nghĩa thật của nó có nghĩa là nhà khoa học có thể cắt một mảng ADN và dán vào một chỗ khác. Với công nghệ chỉnh sửa gene và với sự hiểu biết về sự vận hành của gene. Người ta kỳ vọng công nghệ CRISPR-Cas9 sẽ giúp giới khoa học chinh phục bệnh tật.

Mực và bạch tuộc có khả năng tự chỉnh sửa gene

Nghiên cứu kéo dài nhiều năm của Mỹ đã cho thấy bạch tuộc và mực sở hữu một khả năng gây sốc mà không sinh vật nào khác trên Trái Đất có được: tự… chỉnh sửa gene để trở nên ưu việt hơn. Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Cell tiết lộ các nhà khoa học đã đặt được bước ngoặt khó tin từ năm 2017, khi xác định được bạch tuộc và một số loài mực thường xuyên tự chỉnh sửa trình tự RNA của chúng để thích nghi tốt hơn đối với môi trường.

Đối với mọi sinh vật đa bào khác. Những thay đổi di truyền thường chỉ được tiến hành chậm chạp thông qua đột biến ở DNA. Theo tiến sĩ Joshua Rosenthal từ Phòng thí nghiệm sinh vật biển Mỹ. Thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu quốc tế, có thể ví như DNA là một công thức. Còn RNA là người đầu bếp chuẩn bị các món ăn theo công thức đó. Tạo ra các protein cần thiết để toàn bộ sinh vật hoạt động.

Khả năng biến đổi phi phàm

Nhưng với những sinh vật đặc biệt này. RNA không chỉ thực hiện các công thức một cách mù quáng mà liên tục ứng biến. Thay đổi các loại protein được tạo ra trong tế bào. Quá trình hiếm gặp này cho phép sinh vật “biến đổi” một cách ngoạn mục. Dường như vượt ra khỏi các chuẩn mực sinh học thông thường. Thậm chí với vài loài mực và 2 loài bạch tuộc. Người ta phát hiện chúng đã chỉnh sửa tới hơn 60% hệ thần kinh. Khiến sinh lý não hoàn toàn thay đổi và thích nghi được với các điều kiện hoàn toàn khác biệt của nhiều vùng đại dương.

Khả năng biến đổi phi phàm

Bình luận về công trình trên The Atlantic, nhà di truyền học Kazuko Nishikura từ Viện Wistar (Mỹ), người không tham gia nghiên cứu, cho biết ông tự hỏi liệu đó có phải là câu trả lời cho sự phát triển não bộ khó tin của loài bạch tuộc.

Năm 2018, một nghiên cứu gây sốc khác đến từ 33 nhà sinh vật học nổi tiếng khắp thế giới. Công bố trên Progress in Biophysics and Molecular Biology. Đã lý giải những đặc tính lạ lùng cùa loài bạch tuộc theo “thuyết panspermia”. Tức lý thuyết cho rằng các vật liệu sinh học từ vũ trụ đã theo chân thiên thạch hay sa chổi. Bổ sung vào hệ sinh vật hiện hữu và tạo ra một số loài vượt trội. So với các họ hàng của chúng trên cây tiến hóa. Nói cách khác, họ cho rằng bạch tuộc – sinh vật xuất hiện đột ngột trên cây gia phải của lớp động vật chân đầu, ngành thân mềm – chính là một “đứa con lai” liên hành tinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.